Tinh dầu lá nguyệt quế (Laurel leaf e.o)

SKU:EO10LAUREL
80,000₫

Mô tả

Bạn có biết vì sao trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”, người thắng cuộc sẽ được đội vòng “nguyệt quế” không?
Bởi vì nguyệt quế là loại hoa tượng trưng cho sự chiến thắng, vinh quang và tôn quý. Thần thoại Hy Lạp kể rằng, Apollo (thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật, con của thần Zeus) đã chế giễu thần ái tình Eros là không biết bắn cung, vì thế Eros đã nghịch ngợm bắn “mũi tên khơi dậy tình yêu” vào Apollo, khiến chàng yêu say đắm tiên nữ Daphne (con gái của thần Sông Pénée).

Nhưng ngược lại, Daphne lại trúng mũi tên thổi tắt tình yêu của Eros khiến trái tim nàng trở nên băng giá. Thế là Apollo càng khao khát được bày tỏ tình cảm với Daphne nhưng đều bị nàng cự tuyệt. Cho đến một ngày, Apollo đuổi theo Daphne đến một khúc sông, trong bước đường cùng nàng đã cầu xin cha là thần sông hãy cứu nàng. Nàng vừa nói dứt lời thì bỗng nhiên rùng mình một cái, đôi chân mềm mại bỗng cứng đờ ra, cả đôi tay vừa giơ ra chới với cầu xin cha cũng cứng nhắc.

Toàn thân nàng biến thành một thân cây, chân như cắm sâu xuống đất và các ngón chân vươn dài ra thành những rễ lớn rễ nhỏ. Mái tóc đẹp đẽ của nàng biến thành những lá cây. Đó chính là cây Nguyệt Quế. Apollo rất đau khổ vì sự ra đi của Daphne, chàng làm một cây sáo từ cây Nguyệt Quế, suốt ngày ngồi thổi dưới gốc cây. Để tưởng nhớ Daphne, Apollo đã dùng lá cây Nguyệt Quế tạo thành vòng đội trên đầu, tượng trưng cho sự chiến thắng và vinh quang trong các cuộc thi. Và hiện nay, người ta còn dùng cây Nguyệt Quế để cúng tế Apollo, cũng như tình yêu của Apollo dành cho Daphne.

Sự trinh khiết, sang trọng, tôn quý với mùi thơm nồng nàn của cây nguyệt quế không những đi vào thần thoại mà trong thơ ca, tiểu thuyết, kịch nghệ cũng đều ghi lại dấu ấn riêng. Có nguồn gốc từ vùng Tiểu Á, nhưng nguyệ t quế cũng đã xuất hiện ở tất cả các nước vùng Địa Trung Hải và một số nước ở phía bắc bán cầu từ nhiều thế kỷ trước. Cây nguyệt quế đã được biết đến ở Ý trước tiên, sau đó đến Anh vào khoảng thế kỷ thứ mười sáu, và tiếp tục phát triển tại Hy Lạp, phổ biến rộng rãi tại phía nam và phía tây nước Pháp.

Cây nguyệt quế có vỏ đen xanh hoặc xanh, sáng bóng. Hoa màu trắng kem thụ phấn vào khoảng tầm tháng Tư trên cả cây đực và cái, nhưng chỉ cây cái mới sản xuất các loại quả mọng đen-xanh nhỏ. Lá nguyệt quế có gân hình elip, nhọn, mịn và dai, khi nghiền nát tạo ra mùi thơm rất thanh nhã. Hương vị và mùi thơm của lá nguyệt quế tương tự như vỏ cây quế nhưng nhẹ và thanh hơn. Chúng được sử dụng ở dạng tươi, sấy khô, bột hoặc để sản xuất tinh dầu. Tinh dầu chiết xuất từ lá nguyệt quế có dược tính cao và được sử dụng để điều trị một số bệnh về da & thần kinh.

Từ thời cổ đại, Người Hy Lạp và La Mã đã biết cách sử dụng các đặc tính chữa bệnh từ cây nguyệt quế. Chất dinh dưỡng chứa trong cây nguyệt quế bao gồm nhiều hợp chất hóa học thiết yếu, vitamin, và khoáng chất có lợi cần thiết cho sức khỏe, chúng hoạt động như chất chống oxy hóa và bảo vệ khỏi tác hại của các gốc tự do. Lá tươi cũng chứa một lượng dồi dào vitamin A (6185 IU mỗi 100 gram) và vitamin C (46,5 mcg mỗi 100 gram). Đặc biệt, lá nguyệt quế có chứa phức hợp vitamin B như niacin, riboflavin, pyridoxine, acid panthothenic và một nguồn dồi dào acid folic (cung cấp gần 180 mcg folate mỗi 100 gram). Khoáng chất thiết yếu được tìm thấy trong lá nguyệt quế bao gồm canxi, kali, mangan, magiê, đồng, sắt, selen và kẽm.

Chất chống oxy hóa trong lá nguyệt quế bao gồm các hợp chất hóa học có thể giúp chống lại các tác hại gây ra bởi các gốc tự do, do đó làm giảm nguy cơ ung thư, có đặc tính chống lão hóa cao.

Hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Các món ăn Ấn Độ và Địa Trung Hải khuyến khích việc sử dụng lá nguyệt quế như một tác nhân khử trùng và tiêu hóa. Lá nguyệt quế khô có thể ngấm vào trà để ức chế sự thèm ăn khi giảm cân.
Vitamin A chứa trong lá nguyệt quế rất cao và rất cần thiết cho đôi mắt, làn da và mái tóc. Nó hoạt động như một chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ có thể làm giảm nguy cơ của một số loại ung thư, duy trì màng nhầy và sức khỏe của da.

Vitamin B giúp điều chỉnh các chức năng của dây thần kinh, cơ quan, và sản xuất hormone. Ngoài ra, sử dụng lá nguyệt quế trong khẩu phần của chế độ ăn uống hàng ngày cũng có thể giúp các bệnh nhân tiểu đường điều tiết sự trao đổi chất và lượng đường trong máu thấp hơn.

Vitamin C hay acid ascorbic cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nó có thể được sử dụng để làm giảm viêm, chống bệnh do virus, và tăng cường hệ miễn dịch chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh.

Acid folic hay folate có lá nguyệt quế cũng cần thiết trong quá trình phát triển DNA của thai nhi. Nó có thể tăng cường sự tổng hợp DNA và thậm chí làm giảm và ngăn ngừa nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
Khoáng chất thiết yếu trong lá nguyệt quế, bao gồm canxi, sắt, đồng, kali, mangan, magiê, selen và kẽm, đóng góp vào chức năng cơ thể như xử lý enzyme, cải thiện sản xuất tế bào máu, điều chỉnh chức năng nội tạng và cơ bắp.
Vitamin khác như niacin, pyridoxin, acid pantothenic và riboflavin. Những vitamin này giúp tổng hợp enzyme, chức năng hệ thống thần kinh và điều tiết sự trao đổi chất của cơ thể.

Tinh dầu lá nguyệt quế được sử dụng nhiều trong các loại thuốc chữa côn trùng cắn để chữa lành vết thương, vết bỏng, nhiễm trùng hoặc viêm và giảm đau cơ hay bong gân. Với những đặc tính này mà chúng ta thường thấy thành phần lá nguyệt quế trong hầu hết các sản phẩm, các loại kem, gel, dầu gội thảo dược và các chất dưỡng ẩm.
Lá nguyệt quế giúp xả stress cho làn da của bạn, do đó ngăn ngừa sự xuất hiện của nếp nhăn da. Nhỏ 5 giọt tinh dầu lá nguyệt quế vào 2 chén nước đun sôi, phủ lên đầu bằng một chiếc khăn để hơi nóng cùng với dưỡng chất từ tinh dầu thấm sâu vào da mặt. Nên kết hợp với dầu dưỡng dùng trong bước tẩy trang hoặc dùng như bước xông hơi thông thường.

Là phương thuốc tuyệt vời cho việc chữa rụng tóc và điều trị gàu. Kết hợp với các loại dầu gội, dầu xả, ủ tóc, mask xit dưỡng tóc cùng với tinh dầu hương thảo, tinh dầu vỏ bưởi sẽ cho kết quả nhanh hơn.

Điều trị chấy rận trên tóc: có thể dùng lá nguyệt quế khô hoặc tinh dầu lá nguyệt quế. Nhỏ 10 giọt tinh dầu vào 100ml nước ấm. Dùng nước này bôi vào chân tóc sau khi gội sạch, thực hiện thường xuyên liên tục trong 1 tuần sẽ loại bỏ chấy hiệu quả thậm chí còn làm cho mái tóc của bạn thêm đen, sáng bóng và khỏe mạnh.

Để giúp chống đau nhức thấp khớp và đau đớn, xả stress cho cơ thể và làn da, thêm 10-15 giọt tinh dầu quế vào một bồn tắm nóng và thư giãn. Sau khi tắm xong, mix hỗn hợp gồm 20 ml (4 muỗng cà phê) dầu hạt nho và 12 giọt tinh dầu lá nguyệt quế bôi lên vùng da đang bị đau nhức, ủ ấm và nằm trên giường trong ít nhất 30 phút sẽ giúp giảm cơn đau nhanh chóng. Dùng hỗn hợp này xoa bóp thái dương cũng sẽ làm giảm chứng đau nửa đầu, tăng lưu thông và thúc đẩy sự hưng phấn.

Hỗ trợ rất hữu ích cho các chứng bị cứng khớp cổ, bong gân: thêm 5 giọt tinh dầu nguyệt quế cho 10 ml (2 muỗng cà phê) dầu hạnh nhân và sử dụng để massage khắp cổ cho đến khi hấp thu hoàn toàn vào da, sau đó mặc quấn một chiếc khăn dày trong ít nhất là 20 phút, kê đầu của bạn trên một cái gối và nằm nghỉ ngơi.
Đốt tinh dầu lá nguyệt quế hoặc nhỏ vào khu vực phòng ngủ sẽ có tác dụng xua đuổi mối, mọt và các loại côn trùng vì chúng chứa acid lauric.

Hiệu quả trong việc chống lại các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm và nhiễm trùng. Đun sôi nước và thêm 5-10 giọt tinh dầu, ngâm một miếng vải vào dung dịch này và đặt nó lên ngực để giảm bớt cảm cúm, cảm lạnh và ho.
Thuộc tính chống ung thư: tinh dầu lá nguyệt quế chứa acid caffeic, quercetin, euganol và catechins tất cả đều có tính cung cấp sức đề kháng chống lại các loại ung thư khác nhau. Chúng cũng chứa chất parthenolide giúp kiềm chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư cổ tử cung.

Mang lại giấc ngủ ngon: nhỏ và chiếc khăn tay vài giọt tinh dầu lá nguyệt quế và đặt dưới gối mỗi đêm.

CẢNH BÁO: Phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.
LƯU Ý: Không sử dụng tinh dầu trực tiếp lên da hoặc uống. Tinh dầu đậm đặc có khả năng gây bỏng da, nhất thiết phải pha tinh dầu với dầu nền theo tỉ lệ tối đa 5 giọt tinh dầu cho 30ml dầu nền để đảm bảo an toàn cho da.

Thông tin

Dung tích/KL

10g

Xuất xứ

Ấn Độ

Hạn sử dụng

Tốt nhất trước 12 tháng kể từ ngày mở bao bì

 Tinh dầu lá nguyệt quế (Laurel leaf e.o)